Do triệu chứng gần giống với viêm khớp dạng thấp mà nhiều khi không được điều trị sớm.
Đối với bệnh viêm khớp vẩy nến, điều quan trọng là phải được chẩn đoán chính xác để có các phương pháp điều trị sớm. Sau đây là những điều nên biết về bệnh viêm khớp vẩy nến.
Ai dễ bị viêm khớp vẩy nến?
Viêm khớp vẩy nến là một loại viêm khớp được phát hiện trên những người mắc bệnh vẩy nến. Đó là một loại viêm khớp mạn tính. Khoảng 40% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến có tiền sử gia đình mắc bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp. Khoảng 15% những người bị bệnh vẩy nến phát triển viêm khớp vẩy nến. Bệnh thường xuất hiện từ 30-50 tuổi. Nam giới và phụ nữ có vẻ như có nguy cơ tương đương phát triển viêm khớp vẩy nến. Có tăng gấp 50 lần nguy cơ mắc bệnh viêm khớp vẩy nến ở những người họ hàng đầu tiên của bệnh nhân mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu cũng xác định rằng trong cặp song sinh giống hệt nhau, có 70% sự phù hợp (nghĩa là mức độ tương đồng ở cặp song sinh liên quan đến sự hiện diện hoặc không có bệnh cụ thể) đối với bệnh vẩy nến. Thật thú vị, có hai lần gia tăng nguy cơ truyền bệnh vẩy nến do một người cha bị ảnh hưởng so với người mẹ bị ảnh hưởng.
Đây được xác định là căn bệnh tự miễn, cho tới hiện nay vẫn chưa phát hiện rõ nguyên nhân tại sao hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể. Các chuyên gia cho rằng bệnh có thể do một số yếu tố gây nên như: do di truyền hay do môi trường, tiếp xúc hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virut, vi khuẩn,...
Bệnh viêm khớp vẩy nến được phát hiện ở bệnh nhân vẩy nến.
Đặc điểm bệnh viêm khớp vẩy nến
Các triệu chứng của bệnh vẩy nến và viêm khớp mạn tính thường phát triển riêng biệt trên bệnh nhân viêm khớp vẩy nến. Trong 85% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến, các triệu chứng của bệnh vẩy nến phát triển trước khi có các triệu chứng viêm khớp. Bệnh vảy nến và viêm khớp có thể phát triển kéo dài nhiều năm. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng liên quan đến viêm khớp vẩy nến là nhẹ. Ở những bệnh nhân này, các triệu chứng có thể đến rồi thuyên giảm, nhưng rồi quá trình tiến triển của bệnh trở nên dai dẳng hơn.
Viêm khớp vẩy nến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể
Thông thường, viêm khớp vẩy nến ảnh hưởng đến các khớp lớn ở các chi dưới, khớp xa của ngón tay và ngón chân, cũng như các khớp cột sống. Các triệu chứng của viêm khớp vẩy nến có thể là một hay đồng thời diễn ra bao gồm: chứng viêm đơn khớp và viêm khớp không đối xứng; viêm đa khớp; viêm các khớp ngón tay, ngón chân; viêm khớp dẫn đến tàn phế; viêm dính khớp cột sống. Viêm khớp chân vẩy nến cũng có thể gây đau ở các điểm, nơi gân và dây chằng bám vào xương - đặc biệt là ở mặt sau của gót chân (viêm gân Achilles), hoặc trong bàn chân (plantar fasciitis).
Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể bị nhầm là bệnh gút hoặc viêm khớp dạng thấp. Chẳng hạn, triệu chứng đau, sưng khớp đều phổ biến trong cả 3 loại viêm khớp nêu trên. Do đó, cần chú ý tới các triệu chứng thay đổi về da, móng phù hợp với bệnh vẩy nến để loại trừ. Sinh thiết da cũng giúp chẩn đoán viêm khớp vẩy nến.
Các xét nghiệm về viêm không đặc hiệu (tức là sedrate và CRP) có thể tăng lên khi viêm khớp vẩy nến hoạt động. Thông thường, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến là âm tính đối với yếu tố rheumatoid. Nếu yếu tố thấp khớp là dương tính, có thể là trường hợp bệnh vẩy nến kết hợp với viêm khớp dạng thấp hơn là trường hợp viêm khớp vẩy nến.
Chữa trị thế nào?
Bệnh viêm khớp vẩy nến không giống như viêm khớp dạng thấp, chỉ cần điều trị khi triệu chứng xuất hiện. Khi các triệu chứng viêm khớp vẩy nến giảm, có thể ngừng điều trị cho đến khi các triệu chứng lại xuất hiện. NSAIDs (thuốc chống viêm không steroid) thường là dòng đầu tiên của điều trị viêm khớp vẩy nến. DMARDs (các thuốc chống thấp khớp) có thể được bổ sung vào quá trình điều trị. Các loại thuốc sinh học cũng nằm trong số các lựa chọn điều trị. Thuốc ức chế miễn dịch có thể có tác dụng phụ nguy hiểm và thường chỉ được sử dụng trong các trường hợp nghiêm trọng nhất của viêm khớp vẩy nến.
Lời khuyên của thầy thuốc
Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh việm khớp vẩy nến nên chỉ có thể kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa thiệt hại cho các khớp xương. Điều quan trọng là bệnh cần được chẩn đoán sớm để điều trị nếu không bệnh có thể tiến triển đến tàn phế.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân viêm khớp vẩy nến nên chú ý bảo vệ các khớp xương như thay đổi tính chất công việc, hoạt động có tác động tiêu cực tới khớp. Duy trì cân nặng hợp lý tránh tải trọng quá mức cho khớp. Tập thể dục thường xuyên giúp các khớp xương linh hoạt dẻo dai hơn. Bệnh có thể gây đau đớn, mệt mỏi nên tìm đến các phương pháp thư giãn như yoga, thiền để hỗ trợ.
Những dự báo xấu đối với bệnh viêm khớp vẩy nến
Bệnh viêm khớp vẩy nến trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân có các yếu tố sau: tổn thương da nặng; gia đình có tiền sử bệnh vẩy nến; giới tính nữ; sự khởi phát của bệnh trước 20 tuổi; biểu hiện gene HLA-B27, HLA-DR3, HLA-DR4; viêm đa khớp hoặc khớp bị tổn thương do viêm.
BS. Nguyễn Thông Tuyết